Thêm vào giỏ hàng thành công!

Vì Sao Thức Ăn Khô Có Hại Cho Chó, Mèo? Phần 1

Ngày 15, Tháng 07, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  Dinh dưỡng cho chó, Dinh dưỡng cho mèo, Thức ăn khô, hạt, Bệnh thường gặp ở chó, mèo

Với hơn 20 năm kinh nghiệm là bác sĩ thú y và người bảo hộ động vật cùng hàng ngàn giờ thực hành, nghiên cứu, tôi đã rút ra kết luận rằng thức ăn khô không hề thích hợp cho vật nuôi ăn thịt như chó và mèo. Tôi luôn cố gắng phản đối việc cho chó vào mèo ăn thức ăn khô nhưng đối với nhiều người thì điều này không đơn giản. Họ cho rằng thức ăn khô rất tiện lợi và giá cả cũng hợp lí, và đó là những lí lẽ vô cùng thuyết phục.

Vì vậy bài viết sau đây sẽ chỉ ra 10 lí do vì sao không nên cho thú cưng ăn đồ ăn khô, hi vọng rằng sẽ giúp ích những người nuôi chó, mèo muốn thú cưng của mình phát triển tốt và khỏe mạnh.


1. Thành phần/Nguyên liệu:


Thành phần chính sản xuất ra thức ăn khô là bột thịt gà, phụ phẩm trong thức ăn gia cầm và bột thịt xương, những nguyên liệu đã được lọc bớt mỡ. Quy trình chế biến phụ phẩm bắt đầu với nguyên liệu có nguồn gốc động vật được đưa vào máy xay cỡ lớn để nghiền nhỏ. Hỗn hợp thu được sẽ đem đi đun sôi trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để chuyển sang dạng bột đặc. Chất béo nổi lên trên được tách ra và dùng cho mục đích khác, phần còn lại được đem phơi khô, thu được loại bột giàu protein dùng để làm thức ăn khô.


Một số loại phụ phẩm chế biến có thể có chất lượng tốt hơn hoặc kém hơn loại khác. Ví dụ như bột thịt gà khá sạch sẽ bởi nhà máy chế biến thường cộng tác với lò mổ gà. Mặt khác, bột thịt xương lại là những phế phẩm thải ra từ những nguyên liệu thô, bao gồm:


Những phần không phải thịt từ gia súc, gia cầm như ruột, phổi, lá lách, đầu, móng, vú, bào thai, gan bị nhiễm bệnh hoặc kí sinh trùng, khối u bị cắt bỏ, và những bộ phận khác con người không dùng.

Rác thải của nhà hàng hoặc thịt hết hạn ở siêu thị.

Xác chết động vật ở các trang trại.

Những con vật bị bệnh được đưa vào lò mổ.



Rất khó để nhận biết được nguyên liệu thực sự của bột thịt xương bởi tất cả những nguyên liệu trên đều được đem trộn lẫn để tạo thành thứ bột nâu khó xác định.


Nhưng Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Mĩ đã phát hiện ra rằng thức ăn cho chó chứa bột thịt xương hoặc chất béo động vật (đều đã được tinh lọc), khả năng cao còn có pentobarbital, một loại thuốc được dùng để đem lại cái chết êm ái cho động vật.


Ở một số loại thức ăn khô bày bán ở cửa hàng tạp hóa, hàng giảm giá hay cửa hàng lớn phân phối thức ăn cho vật nuôi như thịt qua chế biến đem lại rất ít lợi nhuận, vì vậy nhà sản xuất thường thay thế chúng bằng các loại phụ phẩm đã qua chế biến hoặc protein thực vật như bột ngũ cốc gluten, bột đậu nành, protein thực vật dạng đặc để đạt được lượng protein cho phép.


Những nguyên liệu khác trong bột gồm carbonhydraté, tinh bột (trong cả ngũ cốc lẫn rau giàu tinh bột), hỗn hợp vitamin và khoáng chất, nước. Trong chế độ ăn uống của chó và mèo trưởng thành không cần carbonhydrates, và trong tinh bột vốn đã có đủ lượng calo cần thiết. Và bởi vì không cần thiết, nên khi động vật hấp thụ carbonhydrates vào cơ thể, hầu hết lượng calo sẽ chuyển thành chất béo. Và rồi các bác sĩ thú y sẽ phải tự hỏi vì sao “nạn thú cưng béo phì” lại xảy ra.


Giá cả không phải là tiêu chí đáng tin để đánh giá chất lượng thức ăn khô, mặc dù giá thành rẻ đồng nghĩa với thành phẩn cũng rất rẻ, bởi nhà sản xuất phải mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói và phân phối thành phẩm tới nhà phân phối, đồng thời phải trả lương cho nhân công và các chi phí khác. Thành phẩm sau đó sẽ được vào kho để bảo quản và cuối cùng sẽ đem chuyển đến cho các đại lý bán lẻ. Những cửa hàng này sẽ tính phí cho không gian trưng bày sản phẩm để bán. Nhưng khi bán với giá 1,5$/pound thì phải đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các bên, như vậy chi phí nguyên liệu trong 1 pound đó sẽ không quá 30 cents(0,3$). Và nếu nhà sản xuất bỏ tiền ra làm quảng cáo thì chi phí nguyên liệu phải thấp hơn nữa.


Một cuộc khảo sát về thức ăn khô cho mèo trên các trang web phổ biến cho thấy sự khác biệt lớn giữa giá cả và chất lượng sản phẩm. Thường những loại thức ăn bán ở hàng tạp hóa có giá 2$/pound, trong khi thức ăn hữu cơ và không có ngũ cốc bán hơn 3$/pound. Loại đắt nhất không phải là thức ăn hữu cơ, tự nhiên hay không hạt, mà là loại được quảng cáo rộng rãi nhất. Một tổ chức nghiên cứu về chế độ ăn cho mèo cảnh báo về mức giá 3.96$/pound thức ăn khô, trong khi thành phần hầu như không chứa thịt (mà chủ yếu là phụ phẩm gia súc, gạo, ngô). Còn về Hill’s Pescription Diets, công thức z/d ít gây dị ứng được bán với giá 6$/pound.


2. Chế biến


Để làm thức ăn khô, người ta trộn lẫn bột giàu protein với nhau để tạo nên thứ bột dính, sau đó được đưa vào máy ép để ép phẳng, cắt bột thành những khối nhỏ và tạo hình với áp suất và nhiệt độ cực lớn. Sau khi được đưa ra ngoài, chúng sẽ được chuyển tới guồng quay bằng dao nhọn để căt rời từng miếng, để nguội, tạo nên những hình dạng quen thuộc của từng thương hiệu riêng.



Việc xử lí nhiệt giúp các loại rau, củ quả và ngũ cốc dễ tiêu hóa hơn, nhưng lại ảnh hưởng tới protein có trong chúng. Protein được nấu không những khó hấp thu hơn mà còn bị biến đổi, thậm chí bị “biến tính” do nhiệt. Những protein bất thường này có thể là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn, khi hệ thống miễn dịch phản ứng với những chất lạ.


Enzymes là loại protein đặc biệt hỗ trợ hàng ngàn phản ứng hóa học trong cơ thể, có đặc điểm là không bền và dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ tương đối thấp, nên enzyme trong thức ăn hàng ngày thường bị phân hủy trong quá trình chế biến. Kết quả là tuyến tụy buộc phải sản sinh ra lượng enzyme để bù lại lượng đã mất. Dần dần, tụy có thể bị quá tải và trương lên, dẫn đến viêm tụy, nguy hiểm đến tính mạng.


3. Carbohydrat

Carbohydrat là những phân tử chứa carbon(C), hidro (H) và oxi (O) – carbon và nước (H2O) – hay đường bột. Carbonhydrat thông dụng nhất là đường, và tất cả các loại carbonhydrate đều hình thành bằng việc thay đổi cấu trúc phân tử của đường. Chất xơ là một loại carbohydrat đặc biệt trong các tế bào thực vật giúp hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết khác.


Chó và mèo là động vật ăn thịt nên trong chế độ ăn uống tự nhiên của chúng cần nhiều protein và nước. Ví dụ, một con chuột chứa 8% tinh bột, chủ yếu là ở gan; những con mồi khác như chim, thỏ chứa 9 – 10% tinh bột. Có một ít trong số đó là đường glucozen, một loại năng lượng được tích lũy trong cơ bắp và gan, có thể có từ thức ăn không tiêu hóa được trong ruột con mồi. Chế độ ăn lí tưởng của động vật ăn thịt theo Robert Atkins là nhiều protein và chất béo, ít carbohydrat phức tạp từ thực vật.


Lượng tinh bột có trong thức ăn khô cho mèo chứa khoảng 30% carbohydrat, và khoảng 8% trong thực phẩm cho mèo và mèo con của hãng EVO (tình bột hầu hết bị thay thế bởi 44% protein và một lượng chất béo rất lớn, khoảng 47%), còn ở hãng Blue Buffalo Lite, con số này là 48%. Protein là thành phần đắt nhất; ngược lại, đường bột có giá rẻ nhất. Vì vậy, thức ăn càng rẻ sẽ chứa càng nhiều tinh bột.


Chó (và cả con người) lấy năng lượng trực tiếp từ tinh bột bằng cách phá vỡ cấu trúc của chúng thành đường đơn. Thay vì cung cấp năng lượng trực tiếp hay bổ sung lượng glycozen tích trữ trong gan và cơ bắp, đường được chuyển thành chất béo. Việc này diễn ra qua vài phản ứng sinh hóa, và đối với động vật có vú (trừ mèo) thì phản ứng này được thực hiện bởi enzyme glucokisane. Với mèo, cơ thể chúng chỉ đơn giản là không xử lí carbohydrat, thay vào đó chúng dùng protein và chất béo để tạo năng lượng, không có ngoại lệ. Ngoài ra, họ nhà mèo nói chung không có khả năng xử lí carbohydrat, thay vào đó sẽ biến chúng thành chất béo.


Một nhược điểm khác của carbohydrat là có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là đây là nhân tố làm tăng lượng đường trong máu cao hơn và nhanh hơn các chất khác. Lượng đường trong máu tăng kích thích sản xuất hormone insulin từ tuyến tụy. (Insulin là chất cho phép đường hấp thu vào tế bào, nơi chúng được dùng làm năng lượng). Nếu thiếu insulin, đường sẽ không thể đi tới tế bào gan mà bị giữ lại trong máu, gây rối loạn chuyển hóa đường.


Quá trình xử lí nhiệt làm gia tăng chỉ số đường huyết của carbohydrat. Trong một bắp ngô – nguyên liệu phổ biến để sản xuất thức ăn khô - có chỉ số đường huyết tương đương một thanh chocolate. Khi thức ăn khô trở nên thông dụng, mỗi chú mèo nhấm nháp nó trung bình 15 – 20 lần/ngày. Điều này đã gây ra tác động xấu tới lượng đường trong máu và khiến cho tụy phải tiết nhiều insulin để điều chỉnh hơn. Việc tiết quá nhiều insulin làm giảm khả năng điều chỉnh của tế bào và gây hiện tượng kháng insulin. Điều này lí giải vì sao thức ăn khô là nhân tố chính gây bệnh tiểu đường loại 2.


4. Calo

Hiện nay ở Mĩ có khoảng 50% chó và mèo bị thừa cân, nhiều trường hợp thậm chí bị béo phì. Thừa cân chẳng hề khiến chúng trở nên dễ thương hay mũm mĩm chút nào, mà sẽ làm giảm tuổi thọ thú nuôi của bạn, gây sự bất tiện và chắc chắn là nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh về thận, bàng quang, viêm khớp, suy gan, giảm khả năng tiêu hóa và miễn dịch, và tệ nhất là ung thư. Vì vậy, cho vật nuôi ăn thức ăn khô không có nghĩa là bạn giúp chúng đâu, mà chỉ khiến chúng trở nên ốm yếu hơn thôi.



Thức ăn khô chứa rất nhiều calo, chứ không phải thức ăn đóng hộp và thức ăn có độ ẩm cao. Chúng là nguyên nhân chính gây béo phì ở vật nuôi, rồi chính béo phì dẫn tới nhiều bệnh khác: tiểu đường, nôn mửa, nôn mửa mãn tính, tiêu chảy mãn tính, cao huyết áp, vấn đề về da và lông, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm khớp, bệnh tim, hen suyễn, dị ứng da, viêm ruột, bệnh về bàng quang và thận.


5. Thiếu nước

Hiển nhiên là thức ăn khô không chứa nhiều nước. Điều này khá nghiêm trọng với mèo, bởi tổ tiên của chúng là loài meo hoang sống ở sa mạc. Và giờ đây, hậu duệ của chúng là mèo nhà, có những quả thận rất hiệu quả cho việc hấp thụ từng giọt nước cuối cùng trong bữa ăn. Vì vậy mèo rất ít khi khát nước và cũng hiếm khi phải bổ sung nước trừ khi trong người chúng chỉ còn 3% nước – một con số thấp đến nỗi bác sĩ thú y sẽ xem xét để truyền nước ngay lập tức. Còn chó thường dễ khát nước hơn nên sẽ uống nước đều đặn hơn, nên chúng ít khi bị mất nước


Mất nước là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe gồm sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, FLUTD (viêm đường tiết niệu ở mèo), táo bón và bệnh thận.

(Còn nữa)


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top