Thêm vào giỏ hàng thành công!

Nguyên Nhân - Giải Pháp Cho Chứng Căng Thẳng Ở Chó

Ngày 21, Tháng 05, Năm 2014
Chuyên Mục:  Chia sẻ kinh nghiệm nuôi Pet, Bệnh thường gặp ở chó
Từ khóa bài viết:  căng thẳng ở chó

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Chứng căng thẳng ở chó là do di truyền. Những chú chó hay căng thẳng cần được quan tâm hơn khi cho tiếp xúc với những hoàn cảnh mới hay người lạ, vì chúng có bản năng thận trọng hơn những chú chó khác. Do đó, điều quan trọng là khi chúng còn bé, cần cho chúng tiếp cận xã hội đúng cách và thường xuyên tiếp xúc với các tình huống mang lại những trải nghiệm tốt đẹp. Cần chăm sóc cẩn thận cún yêu nhưng không được chăm sóc quá mức hoặc làm chú sợ hãi.

Dấu hiệu căng thẳng ở chó có thể rất nhỏ và không được chú ý. Chú chó có thể liếm môi, nhìn đi chỗ khác, ngáp hoặc cố gắng lùi lại và lẩn trốn. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hạn chế sự căng thẳng tăng lên bằng cách dẫn chúng ra chỗ khác hoặc đánh lạc hướng chúng bằng những thứ cún cưng yêu thích.

Đừng bỏ qua dấu hiệu lẩn trốn của chó cưng, vì đây có thể là biểu hiện của chứng căng thẳng ở chó


Nếu những dấu hiệu nhỏ trên không được nhận thấy (hoặc bỏ qua) chúng có thể bắt đầu thu mình lại, cụp đuôi giữa hai chân. Đừng ép buộc cún yêu trải nghiệm các tình huống như vậy để quen dần. Nếu liên tục bị ép buộc và không thể thoát khỏi những tình huống đó, chú chó của bạn có thể gầm gừ, nhào về phía trước hoặc cắn vì muốn loại bỏ nguyên nhân gây ra căng thẳng. Nếu việc này xảy ra, điều quan trọng là bạn không được trừng phạt chú chó, vì điều này sẽ chỉ làm phản ứng của chúng thêm dữ dội. Kết quả là, chú chó của bạn sẽ học được rằng tấn công là cách hiệu quả để thoát khỏi các tình huống đáng sợ. Trừng phạt một chú chó đang sợ hãi cũng có thể dẫn đến việc chúng sẽ sợ bạn và thậm chí cắn bạn để phòng vệ. Tốt hơn hết bạn nên theo dõi cẩn thận các dấu hiệu ban đầu và dẫn chú chó ra chỗ khác trước khi chúng tự phòng vệ.

Một số chú chó có thể căng thẳng trước một số thứ cụ thể, chẳng hạn như tiếng ồn lớn hoặc người lạ. Điều này thường xảy ra sau khi chú chó của bạn đã có một hoặc hai cuộc gặp gỡ thực sự đáng sợ, hoặc chúng chưa bao giờ gặp chuyện tương tự. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên cho chó cưng tiếp xúc với các tình huống cụ thể có sự kiểm soát của bạn, kèm theo phần thưởng như đồ ăn hoặc đồ chơi. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện theo hướng dẫn của một nhà nghiên cứu hành vi của động vật, được giới thiệu từ bác sĩ thú y.

Nếu bạn là chủ của một chú chó hay bị căng thẳng (không có biểu hiện hiếu chiến), bạn có thể ngăn ngừa các hành động phòng vệ bằng cách kiên nhẫn và làm mọi thứ từ từ. Quan sát chú chó cẩn thận và khi bạn nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự căng thẳng, dắt chúng ra chỗ khác để thư giãn. Để mặc cún cưng tại đó chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng cho chúng. Dẫn chúng ra ngoài khiến bạn có thể kiểm soát tình hình và lấy được sự tin cậy từ chó yêu.

Khi bạn nhận thấy có chuyện đang làm cún cưng sợ hãi, hãy hạn chế tiếp xúc với tình huống đó. Nhưng nếu vẫn gặp phải việc như vậy, hãy xây dựng sự tự tin cho chú chó bằng cách chơi với chúng hoặc lấy đồ chơi yêu thích cho chúng. Bạn cũng có thể dạy cún yêu những lệnh đơn giản để có thể kiểm soát chúng. Giao nhiệm vụ cho cún cưng là cách hữu ích để đánh lạc hướng chúng khỏi các tình huống đáng sợ. Hoạt động cơ thể cũng sẽ giúp chú chó của bạn thư giãn và thoải mái trong môi trường xung quanh.




Khi cún cưng muốn chơi cùng và đáp trả các mệnh lệnh của bạn, bắt đầu dẫn chúng hòa nhập với các tình huống gây căng thẳng. Cho chú chó của bạn tiếp xúc dần dần, đảm bảo giữ chúng ở khoảng cách an toàn và quan sát những dấu hiệu của sự căng thẳng. Khi cún yêu phản ứng theo hướng tiêu cực, khuyến khích chúng chơi một trò chơi nhỏ với đồ chơi hoặc cho chúng một bài huấn luyện ngắn vui vẻ. Lặp lại điều này ở khoảng cách an toàn thường xuyên nhất có thể.

Khi chú chó của bạn lấy được sự tự tin và thoải mái, di chuyển chú gần hơn và gần hơn cho đến khi chó yêu không còn bất kỳ dấu hiệu căng thẳng nào. Điều này có thể mất nhiều tuần. Bất cứ khi nào chó cưng của bạn phản ứng tốt với một tình huống đáng sợ, hãy khen ngợi và thưởng đồ ăn cho chúng.

Nếu chú chó của bạn thích phòng vệ, bạn hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ thú y để họ giới thiệu cho bạn một nhân viên tư vấn hành vi động vật. Trong khi đó, xích cún yêu lại khi cho chú đi dạo sẽ giúp bạn dễ kiểm soát tình hình hơn.

Từng bước xây dựng sự tự tin cho chó cưng sẽ giúp chúng có lối sống năng động và đa dạng hơn, vì bạn và cún yêu có thể cùng nhau đi đến nhiều nơi hơn. Rất đáng để giúp một chú chó hay căng thẳng trở thành một chú chó hạnh phúc, có thể tham gia tất cả các hoạt động của gia đình.


disclamer Thông báo
NanaPet là trang thương mại điện tử chuyên cung cấp thức ăn và những sản phẩm liên quan cho chó mèo. Thông tin trên bài viết này là thông tin chung, mang tính chất tham khảo hoặc từ quan điểm của những chủ nuôi giàu kinh nghiệm. Do đó, không thể thay thế vai trò của bác sĩ thú ý trong từng trường hợp bệnh. Khi thú cưng bị bệnh hoặc gặp vấn đề sức khỏe, hãy mang bé đến bệnh viện thú y để được hỗ trợ tốt nhất.


Nguồn tham khảo: 

Bluecross, Nervous dogs


Top