Thêm vào giỏ hàng thành công!

Nên Làm Gì Trong Những Ngày Đầu Đón Cún Về Nhà?

Ngày 28, Tháng 11, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  bắt đầu nhận nuôi, giảm thiểu căng thẳng, huấn luyện, kiểm tra

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Những ngày đầu tiên khi được đón về nhà bạn là khoảng thời gian rất đặc biệt và rất quan trọng với một thú cưng bởi lẽ cún sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng về nơi ở mới của mình cũng như liệu người chủ sẽ chờ đợi gì từ nó. Chính vì vậy, việc chuẩn bị sẵn một số vấn đề cần thiết cho cún cưng tại gia đình bạn có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, sẽ giúp những ngày sau đó diễn ra ổn thỏa.

Những thứ cần chuẩn bị từ trước khi đón cún cưng về nhà

- Trước hết, cần xác định rõ vị trí nào trong nhà mà chú chó sẽ ở thường xuyên nhất. Ngoài ra, vì cún có thể sẽ phải chịu khá nhiều căng thẳng khi đối mặt với việc thay đổi môi trường sống (chuyển từ trạm cứu hộ nhà của các tình nguyện viên hay gia đình khác tới nhà của bạn) nên nó cũng có thể sẽ quên những gì đã được dạy về việc đi vệ sinh đúng cách. Vì lý do đó, tốt hơn hết thì nên để cún ở trong khu vực bếp vì bạn sẽ có thể dễ dàng để cọ rửa hơn.




- Nếu bạn dự định huấn luyện chó cưng nằm ở trong thùng của riêng nó, hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị một chiếc thùng sẵn sàng cho cún sử dụng ngay khi bạn đón nó về nhà. Bạn cũng nên tìm hiểu trước các phương pháp để huấn luyện việc này.
- Hãy sắp xếp, bài trí lại đồ đạc ở khu vực dành riêng cho chó, nơi nó sẽ ở phần lớn thời gian trong những tháng đầu tiên. Tức là bạn sẽ cần phải cố định lại những đoạn dây điện loằng ngoằng dưới chân tường; cất những hóa chất gia dụng lên các giá cao; chuyển các loại cây cảnh, thảm hay đồ dễ vỡ sang những nơi khác; chọn vị trí đặt thùng hoặc ổ của cún và chuẩn bị một vài chiếc cổng chặn (để ngăn không cho cún đi lang thang vào những khu vực không được phép).
- Việc huấn luyện chú chó nên bắt đầu ngay từ những giây phút đầu tiên vừa đón nó về nhà. Bạn hãy dành thời gian để lập ra một danh sách các câu lệnh mà mọi người trong nhà nên thống nhất sử dụng khi hướng dẫn, huấn luyện cún cưng sau này. Điều đó sẽ giúp giảm thiểu những tình huống gây nhầm lẫn và cũng hỗ trợ chú chó ghi nhớ các mệnh lệnh bạn đưa ra dễ dàng hơn.
- Chuẩn bị sẵn một tấm thẻ có ghi số điện thoại của bạn và móc vào vòng cổ của cún ngay khi bạn tới đón nó. Đây là một biện pháp hỗ trợ để đảm bảo an toàn trên quãng đường bạn đưa chú chó về nhà cũng như trong vài ngày đầu tiên. Nếu cún cưng đã được gắn chip vi mạch từ trước đó, hãy chắc chắn là bạn đã đăng ký lại thông tin của mình với công ty lưu trữ.

Những việc nên làm trong ngày đầu tiên đưa cún về nhà

- Chúng ta đều biết sự thay đổi chắc chắn sẽ gây ra những căng thẳng, lo lắng cho không chỉ bạn mà cả chú chó nữa! Bởi thế, hãy cho cún một khoảng thời gian để cún có thể thích nghi được với bạn cùng những thành viên trong gia đình trước khi giới thiệu nó với những người lạ. Bạn cần chú ý bảo đảm rằng trẻ con trong nhà mình biết cách làm thế nào để lại gần chú chó mà không làm nó quá căng thẳng.



- Khi bạn tới đón chú chó về nhà mình, đừng quên hỏi người chủ cũ hoặc những tình nguyện viên xem bạn nên cho cún ăn những gì và vào thời điểm nào. Ban đầu, bạn hãy cố gắng làm theo lịch trình đó ít nhất là trong vài ngày đầu tiên để tránh khiến cún bị khó chịu trong dạ dày. Nếu bạn muốn thay đổi đồ ăn cho chó yêu sang một loại khác, hãy chờ sau khoảng một tuần. Ban đầu, bạn bắt đầu bằng việc thêm một phần thức ăn mới với ba phần thức ăn cũ trong vài ngày, sau đó chuyển sang một nửa là loại cũ và một nửa loại mới, rồi tiếp tục dần là một phần đồ ăn cũ và ba phần mới cho đến khi chuyển hẳn sang loại đồ ăn mới.
- Trên đường đón chú chó về nhà, bạn cần đảm bảo nó sẽ được bảo vệ an toàn và tốt nhất là bạn để cún ở trong lồng. Một vài chó cưng thường cảm thấy căng thẳng khi được chở đi như vậy nên việc cho nó vào lồng sẽ giúp cho đoạn đường trở về nhà dễ dàng hơn với cả bạn và cún.
- Ngay khi về đến nhà, bạn hãy đưa chú chó tới khu vực cho phép nó đi vệ sinh và dành một khoảng thời gian ngồi bên cạnh cún để nó làm quen với khu vực này và có thể thoải mái bài tiết. Thậm chí nếu chú chó của bạn có thể bài tiết ngay trong thời gian này, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu có thể xảy ra sau đó. Chẳng hạn như thời gian đầu chuyển đến một ngôi nhà mới với những con người mới, nhiều mùi hương khác lạ và âm thanh mới mẻ, thói quen bài tiết của chú chó chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng và có những thay đổi.
- Nếu bạn đã có kế hoạch huấn luyện chú chó ở trong chuồng của mình, ban đầu hãy để mở cổng chuồng để cún có thể đi ra ngoài một chút khi nào nó cảm thấy quá bí bách vì phải ở trong chuồng. Ngoài ra, hãy chắc chắn là bạn đã nắm rõ những gì nên làm và không nên làm trong quá trình huấn luyện chó cưng ở trong chuồng.
- Sau đó, bạn hãy bắt đầu khung giờ cho ăn, đi vệ sinh và chơi đùa hay luyện tập theo thời gian biểu của gia đình mình. Ngay từ ngày đầu tiên, chú chó của bạn sẽ cần có những khoảng thời gian vui đùa cùng gia đình và những lúc ở một mình trong chốc lát. Đừng nhượng bộ và thả cún ra ngoài nếu nó rên rỉ khi phải ở một mình. Thay vào đó, bạn hãy dành sự chú ý tới chó cưng khi nó có những hành vi tốt ví dụ như nó yên lặng nằm nghỉ hoặc ngồi gặm món đồ chơi của mình.
- Trong những ngày đầu tiên, hãy cố gắng giữ không gian quanh cún yêu được ổn định và yên tĩnh, cố gắng hạn chế những tình trạng phấn khích quá mức (ví dụ như việc dẫn chó tới công viên hay ảnh hưởng tiếng nô đùa của những đứa trẻ gần nhà). Điều này không chỉ giúp chú chó dễ ổn định tinh thần hơn mà còn mang tới cho bạn những khoảng không riêng chỉ có bạn và cún để có thể làm quen với nhau cũng như tìm hiểu về những thứ cún cưng thích hoặc không thích.


- Nếu chú chó của bạn đã từng ở một ngôi nhà khác, nơi mà chúng thường bị bạo hành và dây dắt, bàn tay, tờ báo hoặc tạp chí cuộn vào, chân, ghế hay gậy chỉ là vài trong số những “công cụ huấn luyện” cún cưng đã từng phải chịu đựng thì những cụm từ như “lại đây” và “nằm xuống” có thể sẽ gây ra sự phản tác dụng mà bạn không mong muốn. Hoặc cũng có thể là chó yêu của bạn đã được trải qua những tháng ngày trước đó sống trong sự bao bọc, che chở và chưa bao giờ được hòa nhập xã hội, tham gia các hoạt động trên vỉa hè hoặc vui đùa với trẻ em, thì đây sẽ là một trường hợp đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều kiên nhẫn trong quá trình huấn luyện cún.

Những tuần tiếp theo

- Mọi người thường nói rằng họ chỉ có thể nhìn thấy tính cách thật sự của chú chó sau vài tuần nhận nuôi. Thường thì lúc đầu cún yêu sẽ tỏ ra một chút khó chịu bởi nó đang dần làm quen với bạn và cả gia đình mới. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn và cố gắng thấu hiểu chó yêu trong khi vẫn tiếp tục duy trì lịch trình cho ăn, đi bộ hay những vấn đề khác đều đặn. Thời gian biểu này sẽ giúp chú chó của bạn hiểu người chủ mong chờ gì từ nó cũng như nó có thể trông đợi những gì từ bạn.



- Sau khi bác sĩ thú y đã kiểm tra kỹ càng để đảm bảo rằng chú chó của bạn đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, bạn có thể xem xét đến việc cho cún tham gia vào những lớp huấn luyện chó hoặc dẫn nó ra ngoài công viên đi dạo, chơi đùa. Lúc đó, hãy đặc biệt chú ý đến chó yêu, thử đọc những ngôn ngữ cơ thể mà nó truyền tải để có thể chắc chắn rằng chú chó của bạn đang có một khoảng thời gian thoải mái và nó không cảm thấy sợ hãi hay có hành vi không phù hợp ở công viên. Nếu bạn không dám chắc về ý nghĩa của những dấu hiệu mình đã thấy, hãy thử tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.
- Để có được cuộc sống vui vẻ, lâu dài cùng chú chó của mình, bạn nên cố gắng duy trì thời gian biểu đã đặt ra từ đầu, đảm bảo cún cưng của mình được cho ăn đầy đủ, có thời gian để đi vệ sinh cũng như bạn hãy luôn dành cho nó sự quan tâm thiết yếu. Chính nhờ những điều nhỏ nhặt này sẽ gắn kết các bạn vô thời hạn!
- Nếu bạn gặp phải những tình huống phát sinh cún cư xử có vấn đề, hãy cùng bàn luận với bác sĩ thu y về việc lựa chọn một người huấn luyện chó chuyên nghiệp. Bạn nên xem xét lựa chọn một người có thể khéo léo áp dụng những kỹ thuật huấn luyện tích cực để giúp bạn cùng cún cưng của mình vượt qua những vấn đề về hành vi một cách thoải mái.

Hãy cố gắng làm theo những lời khuyên này và bạn chắc chắn sẽ có thể huấn luyện chú chó mới của mình thành một thành viên gia đình biết hành động phù hợp.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top