Thêm vào giỏ hàng thành công!

Giữ An Toàn Cho Trẻ Nhỏ Khi Ở Cùng Cún - P2

Ngày 12, Tháng 07, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  trẻ nhỏ, cún cưng, chơi đùa với cún cưng

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Trong phần trước, chúng ta đã điểm qua một số tình huống phổ biến thường gặp có thể khiến trẻ nhỏ bị chính cún cưng của mình cắn. Không ai mong muốn những tai nạn này xảy ra cả, do đó, phần còn lại của bài viết này sẽ đề cập đến những cách phòng tránh và xử lí nếu không may con trẻ bị cún cắn.

Dấu hiệu cho thấy cún đang trở nên nguy hiểm với trẻ

Thật không may rằng đối với một số chú cún, chỉ cần sự hiện diện của một thành viên nhỏ tuổi trong gia đình đã khiến chúng cảm thấy không thoải mái. Có một số nguyên nhân, mà chủ yếu nằm ở tính hiếu động của trẻ, chúng thích thường xuyên chạy nhảy khắp nơi, gây ra những tiếng động ồn ào và làm những điều không thể đoán biết trước được. Khi đó, cún có thể quay ra cắn trẻ vì chúng cho rằng trẻ là nguyên nhân gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu cho chúng. Những dấu hiệu khi cún đang trở nên nguy hiểm là:

  • Thở hổn hển (nếu không phải vì mệt mỏi sau khi tập thể dục, lí do duy nhất có thể khiến cún thở hổn hển là do căng thẳng, khó chịu)

  • Thấy rõ lòng trắng ở vành mắt cún

  • Tai quặp ngược ra đằng sau

  • Khóe miệng kéo giãn ra hai bên tai

  • Thè lưỡi, liếm môi

  • Gầm gừ



Làm gì khi trẻ bị chó cắn

Phần lớn các vết chó cắn thường không quá nghiêm trọng nếu chúng không để lại vết thương hở trên da. Tuy nhiên, nếu vết thương loét miệng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị vì vi khuẩn trong miệng cún có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắn. Vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng, và nhanh chóng lan ra toàn thân sau vài ngày nếu không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Với những vết cắn nghiêm trọng hơn, vào cổ, mặt, cơ hay xương, việc điều trị thậm chí còn phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp chỉnh hình.

Bên cạnh những chấn thương bên ngoài, nhiều trẻ nhỏ còn gặp phải tổn thương tâm lí sau khi bị chó cắn. Một trải nghiệm không vui vẻ với cún khi còn nhỏ có thể khiến trẻ giữ quan điểm tiêu cực về loài chó cho đến mãi về sau. Nếu trẻ không may bị cún cắn, bạn nên an ủi trẻ rằng đây chỉ là tai nạn đáng tiếc, và hoàn toàn có thể tránh khỏi những lần sau. Sợ hãi, chối bỏ và tránh đến gần cún không thể giải quyết được nỗi sợ của con trẻ. Hơn thế nữa, loài cún còn là người bầu bạn vô cùng tuyệt vời.



Biện pháp đề phòng

Trước khi nghĩ đến việc mang một chú cún về nhà, hãy cân nhắc độ tuổi của con trẻ. Trẻ con dưới 4 – 5 tuổi thường không thể nhận thức rõ rệt cách mà chúng nên cư xử với vật nuôi trong nhà, dù bạn có nhắc nhở rất nhiều lần đi chăng nữa. Vì thế, một số nhóm nghiên cứu khuyên rằng không nên nhận nuôi một chú cún cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Đây là lúc mà trẻ bắt đầu có thể học được tầm quan trọng của việc tôn trọng không gian riêng của cún cưng. Nếu nhận thấy cún lo lắng, bồn chồn, hãy tạo một bầu không khí thoải mái, dễ chịu khi cún ở bên trẻ. Cho chúng món đồ ăn, hay đồ chơi nhỏ xinh mà chúng thích. Đối với những chú cún quá nhạy cảm, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên chuyên nghiệp với những phương pháp đặc biệt cho cún.

Dù trẻ ở bất kì độ tuổi nào, bạn nên dạy cho chúng những tình huống nên tránh khi chơi đùa với cún, hay những dấu hiệu cho thấy không nên đến gần cún. Trong mọi trường hợp, người lớn trong gia đình cần thường xuyên để mắt khi trẻ nhỏ tiếp xúc với cún cưng, bởi cả hai đều khó mà kiểm soát hoàn toàn được mọi hành động của mình. Chỉ một giây phút bất cẩn thôi, và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Dr Sophia Yin, Kids And Dogs: How Kids Should And Should Not Interact With Dogs

Top