Thêm vào giỏ hàng thành công!

Dạy Trẻ Giữ An Toàn Khi Tiếp Xúc Với Mèo

Ngày 11, Tháng 04, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  tiếp xúc với mèo, dạy trẻ an toàn, trẻ tiếp xúc với mèo, tiếp xúc với mèo an toàn

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Bạn yêu mèo cưng của mình, và chắc chắn bạn cũng rất yêu con bạn - bạn luôn muốn chúng chơi vui vẻ với nhau. Nhưng điều này đôi khi không tự xảy ra được, mà chính bạn sẽ phải can thiệp vào đấy. Hãy bắt đầu bằng việc dạy con của bạn chơi với mèo đúng cách và đảm bảo rằng chú mèo cảm thấy an toàn và thoải mái xung quanh trẻ.

Thật may mắn, chúng tôi có một số cách đơn giản giúp bạn khuyến khích mối quan hệ tích cực giữa mèo và trẻ em.



Cách để mèo và trẻ chơi chung an toàn

Giám sát mọi hoạt động vui chơi. Kể cả những đứa trẻ ngoan cũng có thể vô tình gây sợ hãi cho mèo bằng việc kéo đuôi, nắm lấy chân chú mèo hoặc tìm cách cản trở nó. Do đó bạn nên quan sát mọi hoạt động diễn ra giữa trẻ và mèo. Nếu con bạn làm chú mèo sợ hãi, hãy hướng dẫn bé làm việc gì đó tích cực hơn, và đừng chần chừ, hãy khuyến khích và khen ngợi khi bé chơi với mèo đúng cách nhé.



Dạy con vuốt ve mèo đúng cách. Hãy chỉ cho con cách xòe lòng bàn tay ra để tạo nên những cái vuốt ve mềm mại, dịu dàng cho mèo. Đặc biệt chú ý tới trẻ nhỏ, bé ở độ tuổi này thường chọc và vỗ mèo, hoặc thường nắm và giữ lông hay da của nó.Nếu cần, hãy nắm tay bé để giữ bàn tay bé luôn mở ra khi vuốt ve mèo. Dạy bé chỉ vuốt ve trên lưng, vai, cổ và đầu của mèo, hầu hết những chú mèo thích vuốt ve ở những vị trí này hơn trên mặt, bàn chân, đuôi hay bụng.

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mèo. Giúp con bạn học cách nhận ra khi nào thì mèo cảm thấy thoải mái, khi nào không. Một con mèo khi thích thú được vuốt ve sẽ cọ xát vào tay hoặc quần áo của con bạn, hay nghiêng người về phía bé. Nó cũng có thể giữ đuôi cao lên và hướng ra sau, và có thể rên nhẹ. Các dấu hiệu cho biết bạn nên dừng vuốt ve là khi mèo vẫy mạnh đuôi, lông đuôi nó xù ra, hay hạ đuôi xuống đất hoặc dấu đuôi bên dưới nó. Hãy cẩn thận, một con mèo khi giận dữ cũng có thể cụp tai lại, gầm gừ hoặc xòe móng vuốt ra.


Giữ cho việc vui chơi trong nhà nhẹ nhàng và yên tĩnh. Mèo rất nhạy cảm với chuyển động và tiếng ồn.Những trò chơi thông thường như la hét, chạy nhảy có thể khiến mèo lo lắng hay sợ hãi, ngay cả khi con bạn không bắt chúng chơi cùng. Đây là những trò chơi nên được chơi bên ngoài hoặc chơi trong nhà khi không có mèo. Lúc chơi với mèo, hãy dạy bé đừng chơi bằng tay. Làm như thế, nó sẽ hiểu rằng có thể cào và cắn vào tay bé. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề, gồm cả trò chơi đuổi bắt có thể khiến trẻ sợ hãi hoặc vô tình làm trẻ bị thương. Dạy con bạn nên tập trung chơi với đồ chơi hơn là sử dụng tay với mèo.

Cho phép mèo trốn. Khi mèo trốn dưới vật gì đó hoặc trốn trên cao, không nên để bé thử kéo nó ra hay đè vào nó. Mèo trốn đi vì nó muốn ở một mình; việc bạn để ý đến nó hay kéo nó ra có thể khiến nó cào hay cắn vào bạn. Hãy dạy con bạn nên để mèo tự chui ra hoặc dụ nó ra mà không làm nó sợ hãi, ví dụ như thu hút mèo bằng một món đồ chơi có dây hay các đồ chơi khác.


Cho chú mèo một khoảng thời gian riêng tư. Mèo nên có các khu vực rộng rãi trong nhà để có thời gian riêng tư, chẳng hạn như cây cho mèo, kệ cao và các chỗ trốn. Hãy dạy con bạn để mèo được một mình khi nó ở trong các khu vực riêng đó. Việc tạo ra một không gian cho mèo mà bé không được đến cũng là một ý tưởng hay. Đó sẽ là nơi dành cho mèo khi chú ta cần nghỉ ngơi, hoặc sẽ rất có ích khi bạn không có thời gian để mắt đến những trò nghịch ngợm của mèo với bé yêu.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Vetstreet: Teach kids and cats to interact safely

Top