Thêm vào giỏ hàng thành công!

Chó Shiba

Ngày 25, Tháng 01, Năm 2015
Chuyên Mục:  Các giống chó
Từ khóa bài viết:  đặc điểm giống chó Shiba Nhật

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Shiba là một trong sáu giống chó xuất xứ từ đất nước Nhật Bản, có kích thước nhỏ, tính tình nghịch ngợm như một chú mèo. Thỉnh thoảng, người ta còn nuôi Shiba để đưa đi săn lợn rừng, hoặc chỉ đơn giản giữ chúng bên cạnh như một người bạn đáng yêu cho mình.


Đặc điểm nhận dạng: Chó Shiba có thân hình lùn, nhỏ, cơ bắp săn chắc. Chiếc đầu khá cân xứng với cơ thể, tròn trịa và đầy đặn. Răng chúng rất sắc bén. Lỗ tai dựng thẳng, và chiếc đuôi uốn cong về phía lưng.


Bộ lông Shiba có hai lớp, lớp dưới dày và lớp lông trên cứng, thẳng. Màu lông đỏ, hoặc đỏ với một ít sắc đen, đen khoang trắng, màu vừng với một vài lớp đỏ hoặc màu xám, màu kem v.v… Một vài con có chân và đuôi trắng, hoặc hai đốm trắng ngay trên mắt.


Chó Shiba có thân hình nhỏ nhắn đặc trưng


Cỡ chó, chiều cao và cân nặng:

  • Cỡ chó: Nhỏ

  • Chiều cao: Chó đực: 14 – 16 inches (36 cm – 41 cm), chó cái: 13 – 15 inches (33 – 38 cm)

  • Cân nặng: Chó đực: 18 – 25 pounds (8 kg – 11 kg), chó cái: 15 – 20 pounds (6.8 kg – 9 kg)


Tính cách đặc trưng: Shiba là giống chó rất dũng cảm, tự tin và thận trọng. Chúng gắn bó quấn quýt với chủ, nhưng không ưa người lạ, cũng như không thích bất kì ai xâm phạm vào lãnh thổ của mình. Đồ chơi, thức ăn, lãnh địa v.v… những gì Shiba nghĩ là của mình thì không ai được tuỳ tiện đụng tới.


Shiba rất thông minh, nhưng huấn luyện chúng không phải chuyện đơn giản. Không hẳn Shiba cứng đầu, mà chính xác hơn là chúng hơi vô tư quá. Khi chó cưng còn nhỏ, hãy đưa nó đến trường huấn luyện bài bản, tập cho làm quen với khách đến chơi nhà, gặp gỡ những thú cưng khác để chúng lành tính hơn khi lớn lên.


Điều kiện sinh sống: Shiba là giống chó hiếu động, bạn cần một không gian hợp lí cho chúng chạy nhảy chơi đùa. Lớp lông dày trên người cũng giúp chúng có thể thích nghi cả khi trời lạnh hay nóng, vì thế bạn có thể giữ chó ngoài vườn nếu cho chúng một chỗ ở thích hợp.


Cách chăm sóc: Cho chó ăn mỗi ngày từ 1/2 đến 1 cốc rưỡi thức ăn cao cấp cho chó, chia làm hai bữa. Hãy chú ý tới cân nặng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lí.


Rất dễ chăm sóc lông cho Shiba, chúng khá sạch sẽ, nhưng cũng cần được chải lông để loại bỏ lông chết. Không nhất thiết phải tắm thường xuyên, chỉ cần thực hiện ba đến bốn tháng một lần.


Hãy chăm sóc răng miệng cho chó mỗi tuần một đến hai lần nhằm ngăn ngừa những bệnh về răng miệng. Khoảng hai tháng một lần, cắt tỉa móng cho chó đồng thời thường xuyên kiểm tra tai lẫn mắt, giữ cho chúng không bị bệnh hoặc quá bẩn.


Bọn tớ sạch sẽ lắm nhé


Vấn đề về sức khoẻ: Shiba là giống chó khoẻ mạnh, tuy nhiên chúng vẫn có thể mắc một vài loại bệnh thương gặp như bên dưới.


  • Dị ứng: dị ứng có thể bị gây ra bởi thức ăn, môi trường, phấn hoặc dầu gội của chó v.v… Tuỳ vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể đề nghị những cách điều trị bệnh khác nhau.


  • Tràn dưỡng cấp màng phổi: Xảy ra khi có quá nhiều dịch tích tụ ở phổi. Nó gây ra khó thở, biếng ăn, ho khạc và ngủ lịm đi. Cần phải loại bỏ phần dịch, thiết lập một chế độ ăn kiêng hợp lí, và nếu bệnh trở nặng, có thể chó sẽ phải phẫu thuật.


  • Cườm nước: Một bệnh về mắt do di truyền hoặc do yếu tố bên ngoài môi trường, gây mù mắt và đau đớn.


  • Ung thư: Ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính mạng của chó, cần phải có một quá trình điều trị dài và nhiều công đoạn.


  • Động kinh: Chó bị bệnh động kinh thường chạy trối chết như thể bị rượt đuổi, đi lảo đảo hoặc nấp trong góc nhà. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, bạn cần theo dõi và đưa chó đi chẩn đoán nếu bệnh có triệu chứng kéo dài.


  • Chứng loạn sản xương hông: Một bệnh thường gặp ở chó, xảy ra khi chỗ xương chậu không khớp với phần xương đùi. Bệnh có thể chuyển biến xấu khi về già, những chú chó bị bệnh này không nên đem đi phối giống vì có thể di truyền cho đời sau.


  • Bệnh trật khớp xương bánh chè: Xảy ra khi chỗ xương đầu gối bị trật, gây đau đớn. Có thể phẫu thuật, nhưng nhiều chú chó vẫn sống khoẻ mạnh mà không cần chữa trị.


  • Suy giáp: Hay còn gọi là suy giảm hoạt động tuyến giáp, khiến chó bị động kinh, rụng lông, béo phì v.v… Chữa trị bằng thuốc và chế độ ăn kiêng hợp lí.


  • Teo võng mạc ở chó (PRA): Ở kì đầu của bệnh, chó có thể bị mù vào ban đêm và không thấy rõ vào ban ngày. Bệnh tiến triển lâu có thể khiến chó bị mù hoàn toàn. Một vài chú chó thích nghi với chuyện mất thị giác rất nhanh, miễn môi trường sống của chúng không bị thay đổi.


  • Đuổi theo đuôi/ Xoay vòng: Thường thấy khi chó được 6 tháng tuổi. Chú chó thấy hứng thú với chiếc đuôi của mình và xoay vòng để đuổi theo nó. Một số chú mê mải quá, bỏ cả ăn uống. Rất khó để bắt chúng từ bỏ thói quen này. Một vài nghiên cứu cho rằng hội chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh.


Hoạt động thể chất phù hợp: Shiba thích chơi đùa, chạy nhảy, hãy thường xuyên dẫn chó đi dạo mỗi ngày. Chúng có thể chạy chơi hàng giờ không biết mệt. Tuy nhiên cần để mắt đến chó vì đôi khi chúng sẽ rượt đuổi những động vật khác nhỏ hơn mình, như mèo hoặc sóc.


Tuổi thọ trung bình: 12 - 16 năm


Trông nhỏ vậy mà hiếu động một cây luôn.


Nguồn gốc: Vẫn chưa ai rõ cái tên “Shiba” bắt nguồn từ bao giờ, Shiba trong tiếng Nhật nghĩa là “bụi rậm”. Có người nói vì loài chó này có tên như vậy vì chúng vẫn thường lùng sục các bụi rậm lúc đi săn, có người nói vì bộ lông màu nâu đỏ của chó giống như những bụi lá đỏ rực mùa thu. Cũng có người bảo từ Shiba trong tiếng Nhật cổ có liên hệ với thân hình nhỏ nhắn của chúng.


Chiến tranh Thế giới thứ II đã từng khiến cho số lượng Shiba giảm đi rõ rệt. Chúng được đưa về những vùng nông thôn sau đó, và bắt đầu được nhân giống trở lại. Khoảng những năm 1970, Shiba được đưa sang Mỹ, nuôi nấng, lai giống ở xứ Hoa Kỳ. Năm 1993, Shiba được công nhận chính thức bởi Hiệp hội Chó giống nhiều Chủng loại của Mỹ (AKC).


Nhóm: Nhóm chó Phương Bắc


Được công nhận bởi: CKC, FCI, AKC, KCGB, ANKC, NKC, NZKC, APRI, ACR, DRA, NAPR, ACA

disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top